Sự kiện

PTEL kính chào quý khách hàng!....

Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không

Ngày 06/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không đối với sân bay quân sự, sân bay dân sự, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi đất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.

Các chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không

  • Độ cao vượt lê các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay;
  • Trong phạm vi vùng trời lâm cận của sân bay và độ cao so với mức cao ở sân bay là từ 45 mét trở lên
  • Độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên đối với chướng ngại vật nằm ngoài vùng phụ trời phụ cận của sân bay;
  • Các chướng ngại vật thuộc phụ lục IV của nghị định này.

Phải có sự chấp nhận về quản lý độ cao công trình đối với công trình, dự án

  • Trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao của sân bay và Công trình có độ cao vượt khỏi quy hoạch bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay,
  • Chiều cao vượt trên khu vực bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không được công bố hoặc cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên, nằm ngoài khu vực, dự án quy hoạch đô thị đã được thống nhất về độ cao.
  • Hệ thống cột đèn chiếu sáng ở các khu vực tình không đầu với sân bay; tuyến đường dây tải điện cao thế, cáp treo, trạm thu, phạt sóng vô cùng, các công trình điện gió; công trình trong phạm vi ảnh hưởng, tiếp giáp với các khu vực bố trị trận địa địa lý, bảo vệ vùng trời và đài, trạm vô tuyến điện hàng không.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận độ cao công trình được quy định cụ thể trong nghị định này.

Thời hạn giải quyết đề nghị chấp thuận về độ cao công trình

  • 15 ngày làm việc đối với dự án xây dựng nhà ở công trình, khu đô thị, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp,  hệ thống cột treo đèn chiếu sáng ở khu vực tĩnh không đầu các sân bay và các công trình tại khoản 1, 2 điều 9
  • 20 ngày làm việc đối với dự án ở khu kinh tế, khu đặc thù, khu công nghiệp cao
  • 30 ngày làm việc với dự án cấp treo, đường dây tải điện cao thế chiều dài dưới 100km, hệ thống trạm thu phát sóng vô tuyến điện số lượng từ 10 đến 50 trạm
  • 45 ngày làm việc dự án cấp treo, đường dây tải điện cao thế chiều dài trên 100km, hệ thống trạm thu phát sóng vô tuyến điện số lượng trên 50 trạm.

Đồng thời, Nghị định số 32/2016/NĐ-CP cũng quy định về trách của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý độ cao, chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.

Kinh phí đảm bảo cho quy hoạch, thiết lập công trình, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không,  các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời do ngân sách nhà nước chi trả.

Nghị định 32/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/6/2016 và thay thế Nghị định 20/2009/NĐ-CP.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 32/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐỘ CAO CHƯỚNG NGẠI VẬT HÀNG KHÔNG VÀ CÁC TRẬN ĐỊA QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÙNG TRỜI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đi, bổ sung một số Điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ngày 19 tháng 5 năm 1994;

Theo đ nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản  độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.

**** Vui lòng bấm vào nút Tải catalogue bên cạnh để xem đầy đủ nghị định 32/2016/NĐ-CP